GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
I. THỜI KỲ ĐẦU XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN, KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954)
Sau khi Cách mạng tháng 8/1945 thành công, tháng 10/1945, Ủy ban nhân dân lâm thời tỉnh Lạng Sơn được thành lập. Cơ quan Văn phòng được thành lập cùng với sự ra đời của Ủy ban nhân dân lâm thời tỉnh. Văn phòng giúp Ủy ban, Chủ tịch Ủy ban theo dõi các công việc của các ngành, Ủy ban các cấp; thực hiện các công việc có tính chất chung, chương trình, kế hoạch, tin tức, báo cáo, thống kê, các lĩnh vực kinh tế - xã hội và các lĩnh vực khác.
Khi mới thành lập, bộ máy của Văn phòng Ủy ban gồm Lãnh đạo Văn phòng và 4 phòng chuyên môn là: Phòng Văn thư, Phòng Dân sinh, Phòng Hành chính - nhân sự, Phòng Tài chính.
Tháng 10 năm 1949, Văn phòng Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh được tổ chức lại gồm có Lãnh đạo Văn phòng, 6 phòng và 1 ban là: Phòng Văn thư, Phòng Dân sinh, Phòng Chính trị nhân sự, Phòng Hành chính viên chức, Phòng Tài chính Kinh tế, Phòng Bao vây kinh tế địch và Ban Vận động thi đua ái quốc.
Đến tháng 6 năm 1950, bộ máy Văn phòng được tổ chức lại gồm Lãnh đạo Văn phòng, 6 phòng chuyên môn là: Phòng Văn thư, Phòng Tài chính, Phòng Kế hoạch chung, Phòng Chính trị nhân sự, Phòng Hành chính, Phòng Dân sinh.
Trong thời kỳ này, nhiệm vụ nổi bật của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh là Tham mưu củng cố chính quyền cách mạng các cấp, ổn định sản xuất và đời sống nhân dân, chuẩn bị điều kiện cho cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp; tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954).
Văn phòng Ủy ban hành chính tỉnh giai đoạn này có Chánh Văn phòng, các Phó Chánh Văn phòng và các phòng, ban, đơn vị sau: Phòng Văn thư Hành chính Quản trị, Phòng Tổ chức Cán bộ, Phòng Lao động, Phòng Khai hoang, Ban Thể dục Thể thao, Ban Khoa học Kỹ thuật, Thư ký vụ (Kinh tế tài chính, Văn xã, Nội chính, Phục viên), Đài Khí tượng, Trường Hành chính. Biên chế của Văn phòng thường xuyên có từ 70 - 95 người.
Văn phòng Ủy ban hành chính tỉnh trong thời gian này có chức năng tham mưu, tổng hợp, phục vụ trực tiếp công tác chỉ đạo, điều hành của Ủy ban hành chính tỉnh trên các lĩnh vực.
Các hoạt động nổi bật của Văn phòng: Chuẩn bị, trực tiếp tham mưu, phục vụ nhiệm vụ phục hồi kinh tế - xã hội, đẩy mạnh cải cách dân chủ (1955 - 1960), tham gia thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, phát triển kinh tế - xã hội, chuẩn bị chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1961 - 1964), tham gia củng cố, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ (1965 - 1975).
III. THỜI KỲ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ ĐẤU TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC (1976 - 1985)
Văn phòng Ủy ban hành chính tỉnh là cơ quan trực thuộc Ủy ban hành chính tỉnh, là một bộ máy như một ty, ban chuyên môn của tỉnh, trực tiếp giúp việc cho Ủy ban hành chính tỉnh chỉ đạo, điều hành được tập trung, thống nhất, kịp thời, chính xác và bảo đảm thực hiện tốt chức năng quản lý toàn diện các nhiệm vụ, quyền hạn theo Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp đã được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà công bố ngày 10 tháng 11 năm 1962.
Bộ máy tổ chức của Văn phòng giai đoạn 1976 - 1985 gồm lãnh đạo Văn phòng, các phòng, ban Thư ký vụ (Phòng Văn xã, Phòng Tài mậu, Phòng Nông nghiệp, Phòng Công nghiệp, Phòng Nội chính, Phòng Ngoại vụ, Phòng Tổng hợp, Ban Xây dựng cơ bản, Phòng Tổ chức Hành chính), bộ phận lưu trữ, đội xe con. Ngoài ra có 2 Nhà khách (Nhà khách phía Bắc ở Cao Bằng, Nhà khách phía Nam ở Lạng Sơn trong thời kỳ hợp nhất tỉnh Cao Lạng), Ban Kiến thiết A10 (phụ trách xây dựng cơ bản cho Văn phòng).
Các hoạt động nổi bật của Văn phòng thời kỳ này: phục vụ Ủy ban hành chính tỉnh Cao Lạng trong 3 năm hợp nhất 1976 - 1978, vừa phục vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa phục vụ chiến đấu bảo vệ tổ quốc, tham mưu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1976 - 1980) và kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (1981 - 1985).
IV. THỜI KỲ THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (1986 - 2005)
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh là bộ máy làm việc phục vụ sự quản lý tập trung thống nhất, sự chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh với 2 chức năng là tham mưu và hậu cần.
Năm 1987, Văn phòng có Chánh Văn phòng, 02 Phó Chánh Văn phòng; 06 bộ phận nghiên cứu: Tổng hợp, Văn xã, Công nghiệp, Nông lâm, Tài mậu, Nội chính; phòng Hành chính - Quản trị và các đơn vị trực thuộc là: Đội xe, Nhà khách, Ban Kiến thiết A10. Văn phòng có tổng số 92 cán bộ, nhân viên.
Sau nhiều thay đổi, đến năm 2005, Văn phòng có các bộ phận chuyên viên (Tổng hợp, Văn xã, Tài chính - Thương mại - Ngoại vụ, Kinh tế - Xây dựng, Thi đua - Khen thưởng, Tiếp dân, Phòng Tôn giáo, Quản trị mạng), Phòng Hành chính - Quản trị, Trung tâm Lưu trữ và Nhà khách A1 với tổng số 96 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (trong đó Nhà khách A1 có 37 người).
Các hoạt động nổi bật của Văn phòng thời kỳ này: Thực hiện tốt công tác tham mưu tổng hợp, giúp việc Ủy ban nhân dân tỉnh trong xây dựng, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ đổi mới, Thực hiện tốt công tác văn thư, lưu trữ, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, Đảm bảo hậu cần, phục vụ tốt hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh và các lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính trong hoạt động Văn phòng
IV. THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ (2006 đến nay)
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan chuyên môn, ngang sở, là bộ máy giúp việc của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Văn phòng có chức năng tham mưu tổng hợp, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức các hoạt động chung của Ủy ban nhân tỉnh; tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, điều hành các hoạt động chung của bộ máy hành chính ở địa phương.
Từ tháng 5 năm 2006 đến tháng 4 năm 2007, Văn phòng có Chánh Văn phòng, không quá 03 Phó Chánh Văn phòng và các bộ phận: Khối chuyên viên nghiên cứu gồm các phòng: Kinh tế, Tổng hợp - Nội chính, Văn xã, Tôn giáo, Tiếp dân; khối hành chính tổ chức: Phòng Hành chính - Quản trị; các đơn vị sự nghiệp gồm: Trung tâm Lưu trữ, Trung tâm Tin học - Công báo, Nhà khách A1.
Sau nhiều thay đổi, đến nay, Văn phòng gồm các phòng Tổng hợp, Kinh tế tổng hợp, Kinh tế chuyên ngành, Nội chính, Văn xã, Kiểm soát thủ tục hành chính (chuyển từ Sở Tư pháp về Văn phòng năm 2017), Ban Tiếp công dân, Hành chính - Quản trị (sáp nhập phòng Hành chính - Tổ chức và phòng Quản trị - Tài vụ từ năm 2016), Trung tâm Phục vụ hành chính công (thành lập năm 2018 và chính thức hoạt động từ tháng 01/2019), các đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Tin học - Công báo, Nhà khách A1.
Trong giai đoạn 2006 đến nay, tổng số cán bộ, công nhân viên chức, người lao động của Văn phòng dao động khoảng 100 - 107 người, trong đó bộ phận hành chính của Văn phòng khoảng 55 - 60 người.
Các hoạt động nổi bật của Văn phòng: làm tốt vai trò tham mưu tổng hợp, giúp việc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh; công tác văn thư lưu trữ, bảo đảm thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới tác phong, lề lối làm việc.